Các mẹ phải làm sao khi con biếng ăn?

1 comment
Chắc hẳn mẹ nào có con biếng ăn đều rất lo lắng thậm chí mất ăn mất ngủ vì con ấy. Mình cũng có con biếng ăn, thậm chí là biếng ăn quá mức luôn ấy vì từ lúc sinh đến 6 tháng bé chỉ ăn được tối đa có 50ml sữa/cữ, quá ít so cữ ăn của bé bình thường. Mình cho con ăn dặm từ 6 tháng và đến giờ là 15 tháng vẫn không khả quan là mấy. Mình rất sợ, sợ con thiếu chất, sợ con còi cọc. Mình thấy stress kinh khủng, suốt ngày chỉ nghĩ đến việc làm sao để con ăn ngon miệng, làm sao để chế biến thức ăn đa dạng cho con hơn. Và sau khi đọc được bài này trên mạng xã hội, mình đã dần dần hiểu được tại sao bé biếng ăn, mình nên làm gì để tốt nhất cho con. Các mẹ có thể tham khảo bài này nhé!



Biếng ăn là gì?
Các bé trong độ tuổi từ 1 đến 5 thường không thích ăn hoặc không thèm ăn. Có vẻ như con của bạn ăn không đủ lượng cần thiết, dường như bé không bao giờ biết đói là gì thậm chí bỏ đói cả sáng bé cũng chẳng muốn ăn trừ khi bạn ép bé ăn bằng cách đút cho bé bằng thìa.
Bé vẫn chơi đùa bình thường và phát triển bình thường thì việc sút giảm khẩu vị của bé hoàn toàn là tự nhiên.
Tại sao bé biếng ăn?
Từ 1 đến 5 tuổi đa số các bé thường được chỉ tăng khoảng 4 hoặc 5 lạng mỗi năm mặc dù bé có thể tăng đến 15 lạng trong suốt năm đầu đời. Lý do là bé không lớn lên nhanh như trước, bé cần ít calo hơn, và có vẻ như bé không muốn ăn (Đó chính là biếng ăn sinh lý). Nên biết rằng việc bé cần ăn và ăn bao nhiêu được kiểm soát bởi trung tâm thèm ăn trong não bộ của bé. Não bộ của bé sẽ quyết định bé ăn bao nhiêu thì vừa đủ để cung cấp năng lượng cho cho



Sự tăng trưởng của bé
Ở độ tuổi này bé bình thường có thể không tăng cân trong suốt 3 hoặc 4 tháng liên tục. Nhiều bậc cha mẹ cố gắng ép buộc con của họ ăn nhiều hơn vì họ lo lắng rằng việc bé ăn quá ít có thể dẫn đến sức đề kháng kém hay suy dinh dưỡng. Điều này hoàn toàn không đúng. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng cố ép bé ăn sẽ thực sự sẽ càng làm bé chán ăn hơn.
Biếng ăn sinh lý diễn ra trong bao lâu?
Một khi bạn hiểu được bản chất của việc biếng ăn sinh lý và cho phép con của bạn được tự xử lý bữa ăn của bé, bé ăn được bao nhiêu tùy bé, không ép bé ăn, những bực bội và lo lắng về sức khỏe của bé do biếng ăn sẽ biến mất trong khoảng 2 đến 4 tuần. Khẩu vị của con bạn sẽ được cải thiện và bé tự nhiên sẽ ăn ngon miệng hơn.
Bạn có thể làm gì để giúp bé?
* Để trẻ tự quyết định lượng ăn mỗi bữa
Bạn hãy tin tưởng trung tâm kiểm soát thèm ăn trong não của bé. Tất cả trẻ em đều sẽ ăn đủ lượng cần thiết cho bé. Não bộ của con bạn sẽ bảo đảm bé ăn đủ calo và năng lượng bình thường cho việc phát triển. Việc của bạn chỉ là đảm bảo cho bữa ăn của bé cân bằng về dinh dưỡng (đủ các nhóm tinh bột, đạm và chất xơ). Nếu con bạn đói, bé sẽ tự ăn. Nếu không, bé sẽ ăn vào bữa kế tiếp. Thậm
chí bạn đừng luôn miệng nhắc bé : “ăn đi con” hay “ ăn thêm chút nữa đi con”.
* Chỉ cho phép một bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính
Một trong các lý do phổ biến nhất làm trẻ bị biếng ăn là do các bữa ăn nhẹ, ăn nhẹ làm bé không bao giờ cảm thấy thật sự đói khi đến bữa ăn chính. Hãy chắc chắn rằng con của bạn đến giờ ăn cơm với cái bụng đói. Hãy đảm bảo bé không có quá 2 bữa ăn nhẹ chứa các thực phẩm bổ dưỡng mỗi ngày, và chỉ cho bé ăn nhẹ nếu bé có nhu cầu. Giới hạn lượng ăn trong bữa ăn nhẹ chỉ vào khỏang 1/3 số lượng bạn mong muốn bé ăn trong bữa ăn chính để đảm bảo bé thật sự đói khi đến bữa chính. Nếu con bạn khát giữa các bữa ăn, hãy chỉ cho bé uống nước. Giới hạn lượng nước hoa quả của
bé dưới 6 ounces (180 ml) một ngày. Nếu thấy bé quên hoặc không có nhu cầu ăn bữa vặt, có thể bỏ luôn bữa nhẹ để cảm giác đói và ngon miệng trở lại với bé. Ngay cả bỏ bớt 1 bữa ăn nhẹ cũng không có hại gì.
* Đừng đút bé ăn nếu bé đã tự ăn được
Ba mẹ của một đứa trẻ bị biếng ăn sẽ có khuynh hướng cầm muỗng lên, xúc đầy thực phẩm, cười và làm trò để bé phân tâm mà ăn muỗng thức ăn đó. Khi bé đã đủ lớn để tự cầm thìa, muỗng của mình (khoảng 12 đến 15 tháng tuổi), nên khuyến khích bé tự xúc ăn, đừng làm thay bé chuyện đó. Nếu bé đói, bé sẽ tự ăn. Ép buộc bé ăn là nguyên nhân chính làm bé biếng ăn.
* Tập cho bé ăn bằng thức ăn bốc nhón
Thức ăn bốc nhón có thể dùng lúc bé bắt đầu được 6 đến 8 tháng tuổi. Thức ăn bốc nhón sẽ giúp bé tập kỹ năng tự phục vụ mình, khi bé chưa sử dụng được muỗng
* Giới hạn lượng sữa dưới 16 ounce (khoảng 500 ml) một ngày.
Sữa chứa rất nhiều calo như hầu hết các loại thực phẩm ăn dặm. Uống sữa quá nhiều làm cho bé no và không muốn ăn dặm. Quá nhiều sữa hoặc nước hoa quả là một nguyên nhân phổ biến của việc bé từ chối ăn.
* Chuẩn bị lượng ăn của bé mỗi bữa ít hơn số bạn nghĩ rằng con bạn sẽ ăn hết.
Bé sẽ ăn không ngon miệng nữa nếu bé thấy mình được dọn cho một bữa ăn nhiều hơn lượng bé có thể ăn. Nếu bạn chuẩn bị cho bé chỉ một ít thực phẩm trên đĩa ăn của bé, bé có nhiều khả năng để ăn hết suất và thích thú về điều bé làm được. Chỉ cho bé thêm thức ăn nếu bé xin. Bạn hãy chờ bé hỏi hay tỏ ý xin thêm chứ đừng hỏi bé có ăn thêm không. Tránh ép bé ăn lọai thực phẩm bé không thích, ví dụ như một số lọai rau.
* Bạn có thể xem xét việc bổ sung lượng vitamin cho bé hàng ngày
Mặc dù bổ sung vitamin có lẽ là không cần thiết, nhưng chúng không gây hại trong liều lượng bình thường và có thể giúp bạn giảm bớt lo lắng vào những đợt bé biếng ăn. Bạn có thể yên tâm là bé vẫn được bổ sung đầy đủ vitamin dù bé ăn rất ít hoặc không ăn.
* Tạo không khí vui vẻ, dễ chịu trong bữa ăn.
Tạo cho con bạn một không khí dễ chịu trong bữa ăn. Tránh việc bạn luôn miệng điều khiển bé ăn hoặc chỉ trích bé về khả năng ăn của be* Tránh bàn luận về việc bé biếng ăn. Không thảo luận về việc hiện tại con bạn ăn rất ít hoặc không chịu ăn tí nào trước mặt bé. Bạn hãy tin tưởng vào não bộ của bé khi nó quyết định bé cần ăn bao nhiêu là đủ. Bạn cũng không nên khen bé khi bé ăn nhiều hơn bạn mong đợi. không nên làm bé bé hiểu theo hướng: ăn là để làm vui lòng ba mẹ.
* Giới hạn thời gian ăn cho một bữa
Kết thúc bữa ăn của bé khi tất cả những thành viên còn lại của gia đình đã xong bữa. Việc cố kéo dài thời gian với mục đích ép bé ăn hết suất chỉ làm cho bé có ấn tượng xấu và khó chịu mỗi khi đến giờ ăn mà thôi.
* Các lỗi thường gặp của phụ huynh khi bé biếng ăn
Đa số các bậc cha mẹ khi lo lắng rằng con họ ăn không đủ số lượng họ kỳ vọng beăn, thường bắt đầu vấp phải những lỗi sau khi cho bé ăn. Một số người cố dỗ dành bé uống thêm sữa trong đêm. Một số khác thì cho bé ăn vặt liên tục, khoảng 15-20 phút một lần. Một vài phụ huynh cho phép nhiều bữa ăn nhẹ hơn số bữa chính. Một số khác cố gắng để làm cho trẻ cảm thấy có lỗi bằng cách được kể cho nghe về nhiều trẻ em khác trên thế giới đang gánh chịu nạn đói. Một vài người khác lại bắt buộc bé ngồi trên chiếc ghế ăn thật cao để bé không đi đâu được và cố kéo dài thời gian ăn thật lâu. Nhưng lỗi thông thường là cố gắng xúc thìa thật đầy và làm cho bé phân tâm để cho bé ăn hết bữa chỉ trích bé rằng nếu bé không ăn những gì ba mẹ nấu có nghĩa là bé không thương. Làm thế nào để không vấp phải những lỗi trên?
Cách tốt nhất để lọai trừ những lỗi trên là hướng dẫn cho bé tự ăn và tự xử lý bữa ăn của mình. Làm sao để bé có thể tự phục vụ mình càng sớm càng tốt. Vào lúc bé được 6 hoặc 8 tháng tuổi, nên tập cho bé ăn bằng thức ăn bốc nhón. Khi bé 12 tháng tuổi, bé bắt đầu có thể dùng thìa để ăn và tự ăn một mình khi được 15 tháng tuổi. Trước khi con bạn có thể tự ăn một mình, hãy quan sát các dấu hiệu thể hiện bé bắt đầu muốn ăn dặm, ví dụ bé đã có thể giữ đầu cứng. Đừng cố đút thức ăn vào miệng bé chỉ vì bé lỡ há mồm ra. Không nên áp lực việc ăn của bé lên chính bạn và bé bằng cách ép bé phải ăn hết lọ thực phẩm ăn dặm hay ăn sạch sẽ khẩu phần ăn mà bạn nấu.
Khi nào thì bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ?
Gọi tư vấn nếu:
- Bé sụt cân.
- Bé không tăng cân trong 6 tháng liên tục
- Bé có dấu hiệu bị ốm, như tiêu chảy hoặc sốt
- Bé nôn ói sau bữa ăn
- Đã thực hiện đúng như trên nhưng tình hình ăn uống của bé không hề cải thiện trong vòng 1 tháng.

1 nhận xét: